Tự động hóa bán hàng với CRM – Bí quyết thành công
Trong thời đại hiện nay, việc chuyển đổi số đã trở thành một yêu cầu tất yếu cho mọi doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển. Trong số những biện pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để tự động hóa bán hàng, có thể kể đến là CRM – phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp xử lý các dữ liệu, tối ưu hóa quy trình bán hàng và mang lại dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất.
Nếu bạn muốn biết thêm về việc áp dụng tự động hóa bán hàng với CRM vào kinh doanh, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng nhất về phương thức số hóa đặc biệt này.
1. Tự động hóa bán hàng là gì?
Tự động hóa bán hàng hay còn được gọi là “Sale Automation”. Một cách hiểu đơn giản nhất chính là quy trình tối ưu các nghiệp vụ bán hàng thủ công gây mất thời gian khi sử dụng các phần mềm, trí tuệ nhân tạo hay các công cụ kỹ thuật khác. Xu hướng tự động hóa bán hàng mang tới nhiều lợi ích cho nhà doanh nghiệp đồng thời giúp quản trị kinh doanh, kết nối khách hàng, gia tăng mức lợi nhuận… Các công việc cần làm bằng thủ công như gửi email thông báo, kiểm soát hàng tồn kho… nhờ có sale automation đã được tự động hóa và đem về hiệu quả cao.
2. Tự động hóa bán hàng với CRM
Tự động hóa bán hàng là một tính năng quan trọng của CRM. Đây là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý quy trình bán hàng. Hoạt động tự động hóa bán hàng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tự động hóa các hoạt động như: quản lý hoạt động truyền thông, phân tích và đánh giá thị trường, quản lý các chiến dịch bán hàng…
3. Lợi ích của tự động hóa bán hàng với CRM
a. Tối ưu hóa quy trình bán hàng
Phần mềm sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa quy trình bán hàng. Từ hệ thống thông tin về khách hàng được lưu trữ trên hệ thống, doanh nghiệp có thể phân tích và tìm ra đối tượng khách hàng tiềm năng. Sau đó, doanh nghiệp có thể xây dựng kịch bản bán hàng trên phần mềm với các hoạt động cụ thể cho quy trình bán hàng để đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất.
b. Tiết kiệm thời gian và chi phí
Tự động hóa quy trình bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp không phải mất thời gian cho những công việc lặp đi lặp lại như gửi email tới khách hàng, trả lời câu hỏi trên chatbots,… Thay vào đó, doanh nghiệp có thể lập trình sẵn thời gian và đối tượng gửi mail hay những câu trả lời khuôn mẫu để AI có thể đáp lại ngay khi khách hàng hỏi.
Ngoài ra, phần mềm có chức năng tự động lưu trữ thông tin khách hàng trên hệ thống. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ không mất nhiều thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm và phân tích thông tin về thị trường, khách hàng.
c. Quản lý thông tin hiệu quả
Mọi thông tin về quá trình bán hàng của doanh nghiệp đều được lưu giữ trên hệ thống. Các thông tin sẽ được phân loại theo từng hạng mục một cách có hệ thống giúp việc tìm kiếm dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, thông tin có thể được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: các biểu đồ, mô hình,… Điều này sẽ tạo sự thuận tiện cho doanh nghiệp trong việc phân tích và báo cáo hiệu quả công việc.
d. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Từ những thông tin đã thu thập được về khách hàng phần mềm có thể cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. AI sẽ đưa ra những phương thức tiếp thị và bán hàng khác nhau phù hợp với từng đối tượng mục tiêu. Các phương thức này có thể là tiếp thị qua email, điện thoại, xây dựng Blog, chuẩn hóa SEO,… Chọn phương thức bán hàng phù hợp với thị hiếu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa dịch vụ bán hàng cũng như giúp khách hàng có trải nghiệm mua hàng tốt hơn.
e. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Từ những thông tin đã thu thập được về khách hàng phần mềm có thể cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. AI sẽ đưa ra những phương thức tiếp thị và bán hàng khác nhau phù hợp với từng đối tượng mục tiêu. Các phương thức này có thể là tiếp thị qua email, điện thoại, xây dựng Blog, chuẩn hóa SEO,… Chọn phương thức bán hàng phù hợp với thị hiếu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa dịch vụ bán hàng cũng như giúp khách hàng có trải nghiệm mua hàng tốt hơn.
4. Cách ứng dụng CRM vào tự động hóa bán hàng
a. Quản lý quy trình bán hàng
Doanh nghiệp có thể dựa vào những thông tin thu thập được về khách hàng để quy hoạch quy trình bán hàng hợp lý. Đầu tiên, doanh nghiệp sẽ xây dựng được chân dung khách hàng mục tiêu và phác thảo kế hoạch bán hàng. Tiếp đó, người quản lý có thể phân chia công việc cho các bộ phận thực hiện kế hoạch bán hàng. Sau cùng, doanh nghiệp có thể lựa chọn hệ thống CRM phù hợp để xây dựng một quy trình bán hàng , tự động hóa các hoạt động Marketing, Sales, chăm sóc khách hàng, giúp doanh nghiệp đưa ra những hoạt động thu hút, nuôi dưỡng và chăm sóc khách hàng hiệu quả.
b. Quản lý khách hàng tiềm năng
Ứng dụng CRM vào tự động hóa bán hàng giúp doanh nghiệp quản lý khách hàng tiềm năng hiệu quả. Phần mềm sẽ cung cấp các công cụ giúp doanh nghiệp xác định đối tượng khách hàng mục tiêu như khảo sát thông tin, kiểm tra tương tác của người dùng với thương hiệu,…
Sau đó, hệ thống sẽ đề cử những phương án truyền thông phù hợp với từng đối tượng có thể là gửi email giới thiệu, xây dựng nội dung blog, quảng cáo qua các trang mạng xã hội,… Phương thức tiếp cận phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp biến khách hàng mục tiêu thành khách hàng tiềm năng.
c. Quản trị quan hệ khách hàng hiện tại
CRM sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng quan hệ lâu dài với khách hàng hiện tại. Hệ thống có khả năng tự động ghi lại thông tin khách hàng cũng như lịch sử những lần tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ biết được đặc điểm, tính cách của khách hàng từ đó đưa ra những quy trình chăm sóc khách hàng phù hợp.
Bên cạnh đó, phần mềm có thể tự động khảo sát và thu thập phản hồi của khách hàng về dịch vụ và sản phẩm. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc khắc phục những khuyết điểm để đem lại dịch vụ tốt hơn.
5. Tips để tự động hóa bán hàng hiệu quả
a. Lựa chọn phần mềm CRM phù hợp
Bước đầu tiên và quan trọng nhất để doanh nghiệp tự động hóa bán hàng hiệu quả là chọn đúng phần mềm CRM. Chọn được phần mềm CRM phù hợp với mô hình kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tối ưu hóa quy trình bán hàng của mình mà không phải bỏ ra nhiều chi phí. Bạn có thể tham khảo về xem thêm về phần mềm OplaCRM tại đây.
OplaCRM là một nền tảng CRM chuyên sâu dành cho các doanh nghiệp bán hàng theo mô hình B2B. Với phương châm thiết kế đơn giản dành cho người dùng, OplaCRM đã nhanh chóng đạt được sự tin tưởng và yêu mến từ khách hàng. Nền tảng này bao gồm các tính năng chính như quản lý khách hàng, tìm kiếm cơ hội bán hàng, đánh giá khách hàng qua chỉ số sức khỏe, tương tác với khách hàng và tạo báo cáo cho Sales.
b. Tự động hóa quy trình bán hàng
Tự động hóa quy trình bán hàng là doanh nghiệp sẽ để phần mềm tự động thực hiện một vài tác vụ trong quy trình bán hàng giúp giảm thiểu thời gian và chi phí bỏ ra. Những tác vụ có thể tự động hóa nhiều nhất là gửi email tự động cho khách hàng, trả lời các câu hỏi trên botchat, xây dựng báo cáo, thu thập dữ liệu,… Qua đó doanh nghiệp có thể triển khai các chiến dịch bán hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
c. Cập nhật thông báo thường xuyên
Một trong những tính năng hữu dụng nhất của phần mềm tự động hóa khách hàng là cập nhật thông báo thường xuyên. Phần mềm có thể tự động đưa ra thông báo về thời hạn hoàn thành của các tác vụ, tiến độ công việc đã được hoàn thành,… Qua đó, doanh nghiệp sẽ luôn nắm bắt được hiệu quả của các chiến dịch bán hàng và kịp thời đưa ra những chính sách quan trọng.
d. Tự động sắp xếp thời gian
Bên cạnh đó, phần mềm tự động hóa bán hàng có thể giúp doanh nghiệp sắp xếp thời gian một cách hợp lý. Doanh nghiệp có thể lên lịch cho những buổi họp, cuộc gặp gỡ khách hàng, đối tác… Phần mềm được lập trình thông minh sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn bao quát về những đầu việc cần làm cũng như thời gian để hoàn thành. Qua đó, doanh nghiệp có thể quản lý thời gian tốt hơn.
6. Những sai lầm doanh nghiệp thường mắc phải khi áp dụng tự động hóa bán hàng
a. Không có mục tiêu rõ ràng
Nếu doanh nghiệp không xác định rõ mục tiêu từ ban đầu thì mọi hoạt động được triển khai đều sẽ không mai lại hiệu quả. Doanh nghiệp cần phải đặt ra mục tiêu rõ ràng cho từng đầu mục công việc để có thể thiết lập quy trình bán hàng hiệu quả nhất. Xác định được mục tiêu rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp có căn cứ để đo lường hiệu quả công việc. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định thay đổi kịp thời.
b. Bị phụ thuộc vào công nghệ
Nhiều doanh nghiệp coi phần mềm tự động hóa với CRM là toàn năng và phó mặc tất cả cho AI quyết định. Đây là một sự hiểu lầm tai hại vì phần mềm không thể hoàn toàn thay thế con người. Phần mềm chỉ có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tự động hóa một số bước chứ không thể đưa ra các quyết định thay cho doanh nghiệp.
c. Lựa chọn sai phần mềm
Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lựa chọn được một phần mềm tự động hóa lực lượng bán hàng. Lựa chọn sai phần mềm sẽ khiến doanh nghiệp không chỉ khiến chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp giảm đi mà còn gây tốn kém. Vậy nên, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ về mô hình kinh doanh của công ty mình cũng như các phần mềm tự động hóa bán hàng để có được lựa chọn tốt nhất cho mình.
Kết luận
Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng hơn về lợi ích cũng như những sai lầm cần tránh trong quá trình tự động hóa bán hàng. CRM tự động hóa bán hàng hứa hẹn sẽ là cánh tay đắc lực cho doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa dịch vụ bán hàng để phát triển dài lâu.