Lựa chọn giải pháp Cloud hay On Premise

Tương tự Trí tuệ nhân tạo, việc lựa chọn giải pháp điện toán đám mây (Cloud), hay giải pháp cài đặt tại server (On premise) cũng sẽ là vấn đề bạn nghe nhiều lần.

decorate elements

March 28, 2024

Tương tự Trí tuệ nhân tạo, việc lựa chọn giải pháp điện toán đám mây (Cloud), hay giải pháp cài đặt tại server (On premise) cũng sẽ là vấn đề bạn nghe nhiều lần.

Cloud vs. On-Premise: A Tale of Two Infrastructures - Aberdeen Strategy &  Research

Một số định nghĩa

- Cloud là các giải pháp điện toán đám mây, bao gồm SaaS (thuê bao phần mềm), DaaS (thuê bao cơ sở dữ liệu), PaaS (thuê bao nền tảng) và IaaS (thuê bao hạ tầng). Phần này chủ yếu phân tích xoay quanh SaaS “phổ cập” phục vụ doanh nghiệp: ERP, HR, CRM.

- On premise là giải pháp mua bản quyền vĩnh viễn một lần (lifetime) và cài đặt lên hạ tầng của doanh nghiệp. Có thể tính luôn các phần mềm tự phát triển và tự host nội bộ.

- Các giải pháp Open source tự host, private Cloud, hybrid lai Cloud và On premise không nằm trong phạm vi phần này vì quá phức tạp và có thể gây tranh cãi về khái niệm. - Các giải pháp CORE của doanh nghiệp như: core Banking, core Chứng khoán, core Bệnh Viện (EMR)... cần sự tùy biến cao và rất đặc thù nên hiếm thấy Cloud. Cũng không nằm trong phạm vi này. Như đã nói, tôi không cổ suý mù quáng cho Cloud hay nói Cloud là giải pháp tốt nhất cho tất cả mọi nhu cầu. Việc lựa chọn cần được xem xét kỹ càng dưới nhiều góc độ:

Nhu cầu nghiệp vụ trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn

Yêu cầu là thứ không những khó xác định mà còn thường xuyên thay đổi (do công nghệ, do đối thủ, do thay đổi người phụ trách, do yêu cầu kinh doanh thay đổi). Đứng ở góc độ này thì Cloud hơn điểm 91 trong đa số các trường hợp. Giải pháp Cloud tốt đã xây dựng sẵn quy trình quy trình tốt nhất (best-practice) hoặc ít nhất là quy trình tốt (good-practice), người dùng chỉ chọn và thay đổi sao cho phù hợp. Trong khi đó, các giải pháp On Premise chờ đợi người dùng đưa ra yêu cầu hoặc định hướng yêu cầu. Quá trình này trải qua nhiều giai đoạn phụ thuộc vào khả năng mô tả và khả năng hiểu của người đưa yêu cầu và người xây dựng, dẫn đến sự sai lệch khi hiện thực.

Nhu cầu kỹ thuật, bao gồm tùy biến, tích hợp, bảo mật, ổn định

Về Tuân thủ, bảo mật, tích hợp

- Nhìn chung, các giải pháp Cloud tốt đều đã vượt xa yêu cầu kỹ thuật của các doanh nghiệp có quy mô 2000 người trở xuống. Vì vậy, vai trò của IT không rõ nét như ở các giải pháp On Premise.

- Với các dự án có quy mô lớn hơn 2000 nhân viên, phạm vi triển khai lớn, ảnh hưởng nhiều hệ thống thì thường hạ tầng đã tương đối chuẩn (có các giải pháp tích hợp trung gian như ESB, Middleware) hoặc IT cứng nên việc tích hợp với Cloud hay On Premise cũng không có gì khác biệt.

Về tùy biến

Nhiều người sẽ quan ngại cho Cloud ở game này. Và đúng là như vậy. Nếu để thang điểm 1 tới 10, thì giải pháp Cloud tốt nhất cũng chỉ đạt tới 9 điểm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi, một khi đã chọn Cloud, doanh nghiệp nên cố gắng uốn mình theo best practice mà nhà cung cấp sẵn có. Nếu đó là quy trình do những doanh nghiệp tốt hơn, to hơn, chuyên nghiệp hơn sử dụng, tại sao ta không nên học hỏi mà phải nhất định theo lề thói lạc hậu? Giá trị của Cloud không phải là tạo ra cái bạn muốn, mà là tạo ra cái tốt nhất cho bạn.

Về ổn định và tốc độ truy cập

Vài năm trước, có lẽ đây có lẽ là rào cản lớn nhất đối với Cloud. Một số giải pháp Cloud có kiến trúc lởm, host trên hạ tầng kém, không tối ưu hay tích hợp quá nhiều hệ thống dẫn đến tốc độ truy cập không đáp ứng như mong đợi. Tuy vậy, những năm gần đây, internet ở Việt Nam nói chung đã cải thiện rất nhiều, đặt biệt là 4G hay 5G phủ rộng và phổ biến, dù có những lúc internet ra quốc tế bị ảnh hưởng nhưng nhìn chung cũng không ảnh hưởng quá nhiều. Nếu đứng ở góc nhìn tích cực như vậy, thì các giải pháp cloud chỉ cần có Internet là có thể truy cập. Các nhà cung cấp Cloud uy tín (AWS, GCP, Azure…) đảm bảo một thời gian uptime rất lớn (thường trên 99.5%), trong khi các phần mềm cài đặt On Premise lại thường không có đảm bảo về tiêu chuẩn.

Chi phí

Chi phí bao gồm chi phí triển khai, bản quyền, hạ tầng, nâng cấp, quản lý... Cloud không phải là giải pháp rẻ tiền hơn On Premise. Vì sao? Tổng chi phí đầu tư cho Cloud 5 năm sẽ tương đương với On Premise trong 5 năm. Nhưng Cloud là giải pháp tiết kiệm hơn. Đó chính là:

- Tiết kiệm thời gian. Một dự án ERP on Premise tốn 9-12 tháng, trong khi dự án Cloud chỉ tốn 3-4 tháng. Có sớm hơn để xài sớm hơn là đã tiết kiệm. Phải không?

- Tiết kiệm trong trường hợp rủi ro. Nếu xem khả năng thất bại của Cloud và On Premise là bằng nhau, khi dự án triển khai thất bại, bạn đã trả đủ 5 năm cho On Premise trong khi mới trả 1 năm cho Cloud.

- Tiết kiệm nhờ chuyển CAPEX qua OPEX (đây là yếu tố hết sức quan trọng trong viên tính toán chi phí, ai không biết thì tự tìm hiểu thêm nhé). Các bác CFO thích điều này. Thỉnh thoảng việc này bị ảnh hưởng đến cách thức giải ngân dự án do một số doanh nghiệp quen phân bổ chi phí một cục, tuy nhiên chưa bao giờ tôi thấy nó là vấn đề nghiêm trọng đến mức không giải quyết được. 92

Luôn cập nhật

Các hãng uy tín cam kết 3 - 4 nâng cấp hàng năm, hãng nội địa cũng 1 - 2 lần. Mỗi lần nâng cấp là có hàng tá tính năng mới mà không phải trả thêm gì. Đây là sự khác biệt cực lớn. Những phần mềm tự cài đặt, phát triển có thể đáp ứng nhu cầu tại thời điểm ra yêu cầu, nhưng 2 - 3 năm sau đã lỗi thời.

Khả năng thành công của dự án

Đối tác triển khai, tích hợp, nguồn lực nội bộ, nhà cung cấp... Nhìn chung thì dự án On Premise thất bại nhiều hơn giải pháp Cloud, đặc biệt là các dự án xây dựng từ đầu - “from scratch”. Những gì bạn thấy khi một giải pháp Cloud demo, bạn có thể nhận 70-80% vì họ chỉ cấu hình lại trên những gì họ có. Nhưng những gì bạn thấy khi một giải pháp On Premise demo, có thể bạn chỉ nhận 20- 30% vì phần lớn nó là mockup hoặc photoshop.

Kết luận

Hãy nhớ, một dự án có rất nhiều cách thất bại: yêu cầu khó, giải pháp tệ, nhân viên dự án kém, đổi nhân sự, phát sinh quá nhiều, thời gian quá lâu, làm xong không ai xài hoặc xài không hiệu quả như mong đợi.

Cloud hay On Premise chỉ là hai ngã rẽ để về cùng một đích và trên con đường nào cũng có khả năng thất bại. Tôi chỉ có một lời khuyên khi bạn đang phân vân lựa chọn: hãy nhìn vào doanh nghiệp mà bạn đang muốn trở thành, họ đang dùng giải pháp nào?